Bài viết này mình tổng hợp lại đề thi toán rời rạc 1 được chia sẻ tại Diễn Đàn Sinh Viên PTIT
Đề thi Đại Học D13CN:
Đề 1 – Toán rời rạc 1 – D13CN
Đề 3 – Toán rời rạc 1 – D13CN
Đề thi cao đẳng C13CN:
Đề số 4 – C13CN – Toán rời rac 1
Đề thi kỳ hè 2014:
Đề thi kỳ hè 2013:
Đề thi khóa D11CN
Ngoài các đề thi các năm trên, các bạn có thể xem thêm ngân hàng đề thi Toán rời rạc 1 để luyện tập thêm nhé 😀
Các đề thi trên do mình tổng hợp lại, nếu có sai sót gì các bạn có thể comment bên dưới cho mình biết và cập nhật lại nhé.
Ngoài ra, nếu bạn có thêm đề thi khác của Toán rời rạc 1, hãy gửi email cho mình về địa chỉ [email protected] để chia sẻ cho mọi người nhé!
27 Comments
Có hướng dẫn giải k bạn mình có mấy câu k giải được
Hướng dẫn giải thì không có, bạn cần giải câu nào mình thử làm xem sao 😀
Bạn có thể giải giúp mình bài 3 đề số 3 đc không? Cảm ơn bạn nhiều!
Mình nói qua cách làm như thế này nhé!
a) Số thuận nghịch có dạng abcdeedcba
Mỗi chữ số a, b, c, d, e có 9 cách chọn => Có 9^5 cách.
b) Tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: x1+x2+…+x5 = 8. Với 1 <= x1 <=9, 0 <= x2, ... x5 <=9. c) + Tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: x1+x2+...+x5 = 5. Với 1 <= x1 <=9, 0 <= x2, ... x5 <=9. + Tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: x1+x2+...+x5 = 10 . Với 1 <= x1 <=9, 0 <= x2, ... x5 <=9. + Tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: x1+x2+...+x5 = 15. Với 1 <= x1 <=9, 0 <= x2, ... x5 <=9. + Tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: x1+x2+...+x5 = 20. Với 1 <= x1 <=9, 0 <= x2, ... x5 <=9. + Tính số nghiệm nguyên không âm của phương trình: x1+x2+...+x5 = 25. Với 1 <= x1 <=9, 0 <= x2, ... x5 <=9. Tính hết từng phần ra rồi cộng lại là xong bạn à 😀
Câu a) Phải là 9^5 chứ ad
Uh, chuẩn 9^5 đấy bạn, chắc lúc ý vội gõ nhầm 😀
Để mình sửa lại, Thanks bạn ^^.
ôi trời ơi tính từng phần thì bao giờ mới ra @@
Phải làm như thế đấy bạn.
Bài trên mình liệt kê tổng quát ra chứ bắt tay vào làm thì nó cũng ko quá dài đâu.
bạn giảng giúp mình bài 3 ở đề thi kì hè 2014 đc ko.tks bạn.
3a)
Tính số lượng bộ đề có thể ra là 6*8*8 = 384.
Gọi N là số thí sinh.
Theo Dirichlet [N/384] (*Ký hiệu phần nguyên trần*) = 15.
Suy ra số thí sinh tối thiểu phải lớn hơn 14 * 384.
Suy ra N = 14 * 384 + 1.
Với dạng bài này thì bạn quy về bài toán nhốt 3 con thỏ vào 2 cái lồng thì phải có 1 lồng có 2 con là làm được thôi 😀
3b)
Xét hai TH:
1, Có 2 bạn đứng cạnh nhau thi cùng khối Suy ra thỏa mãn yêu cầu đề bài.
2, Giả sử Từ 1 đến 55 không có bạn nào có số thứ tự liền nhau thi cùng khối, Suy ra các bạn có số lẻ thi cùng khối nhau, Suy ra bạn số thứ 1 và số thứ 55 thi cùng khối. Mà khi đứng theo vòng tròn thì bạn thứ 1 với bạn thứ 55 đứng cạnh nhau, Suy ra điều phải chứng minh.
tks b.b có thể giảng giúp minh tiếp câu 1b và bài 3 đề thi C13CN đc ko ạ
Đề C13CN
1b thì bạn làm như sau:
(p v q) v[ (⌐p ^ ⌐q)^r] < => (p v q v r)
≡ (p v q) ^ (⌐p ^ ⌐q) ^ (p v q v r) < => (p v q v r)
≡ (p v q) ^ ⌐(p v q) ^ (p v q v r) < => (p v q v r)
≡ T ^ (p v q v r) < => (p v q v r)
≡ (p v q v r) < => (p v q v r)
≡ T
Suy ra mệnh đề đã cho tương đương logic.
3a)
Bạn xem code của mình ở đây, Lưu ý khi làm bài thi chỉ viết phần bên trong hai dòng chú thích “//Nội dung bài thi” http://ideone.com/FsKzh4
3b)
Dựa vào quy trình tìm số đầu tiên làm mất tính chất tăng dần của dãy duyệt từ cuối về.
Đổi chỗ phần tử tìm được với phần tử lớn hơn gần nhất với nó rồi sắp xếp lại các phần tử phía sau phần tử vừa tìm được theo chiều tăng dần ta được.
1, 9, 5, 7, 8, 2, 3, 4, 6
1, 9, 5, 7, 8, 2, 3, 6, 4
Cai tren phai la 15*384 +1 chứ
Để có tối thiểu 15 thì chỉ cần 14 * 384 + 1 thôi bạn.
Ví dụ như Có 2 cái lồng, để có ít nhất 1 lồng có 3 con thỏ thì chỉ cần 2 * 2 + 1 = 5 con thỏ là đã đủ điều kiện 1 lồng có 3 con rồi 😀
phần a bài 2 đề 4:
kết quả của alpha 1,2 là cực xấu và phải tính bằng tay đúng không nhỉ 🙂
Mình chưa giải thử, Bạn post thử các bước làm và đáp án của bạn lên mình xem thử xem sao :Dnn1
thôi t lười lắm với toàn căn 😀
với cả ở phần C bài 3 trong 2 cái đề cuối cùng thì c có giải phần c-bài 3- đề 3 rồi và nó có giới hạn là các số nhỏ hơn 60 và chia hết cho 10, thế còn phần c-bài 3- đề 4 thì không có giới hạn thì làm thế nào
Không có thì liệt kê hết thì thôi 😀
có thể trình bày cho t phần b bài 1, đề 1 của kỳ hè 2013 được k, chả biết nói thế nào cả
Phần này phải giải phương trình ra và đặt các mệnh đề biện luận nghiệm của mình là p, q, …
Sau đó viết mỗi liên quan dựa trên hoặc & và thôi.
bạn có thể giải mẫu bài này cho mình đc ko 😀
Bạn cứ làm theo quy trình trên là ra thôi. Mình cũng ngại viết :'(
bạn có thể làm câu 4 đề 4 cho mình được không ??
Đề 4 khóa nào bạn nhỉ?
mong ad giải thích giúp, trong đề thi khóa d11cn bài 3, Theo định nghĩa của bài thì ví dụ số abcddddcba cũng là số thuận nghịch chứ khi đó kết quả sẽ khác
Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài giải của mình.
Mình có nói dạng của số thuận nghịch là abcdeedcba, và giới hạn của các số b,c,d,e là giống nhau (từ 0 – > 9).
Vì vậy các số d, e cũng có xảy ra các trường hợp 2 số này trùng nhau.
Trường hợp bạn nói bên trên chỉ là một trường hợp nhỏ của bài toán này (khi hai số ở vị trí 4, 5 giống nhau).
cam on ad nha